PHƯƠNG HƯỚNG HUẤN LUYỆN CÓ HIỆU QUẢ CHÓ NGHIỆP VỤ MALINOIS (BECGIE BỈ)

PHƯƠNG HƯỚNG HUẤN LUYỆN CÓ HIỆU QUẢ CHÓ NGHIỆP VỤ MALINOIS (BECGIE BỈ)

PHƯƠNG HƯỚNG HUẤN LUYỆN CÓ HIỆU QUẢ CHÓ NGHIỆP VỤ MALINOIS (BECGIE BỈ)
đánh giá bài viết

Việc tiến hành huấn luyện một cách rất thành thạo và sử dụng chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ) vào nhiều công việc đa dạng khác nhau của những người yêu thích nuôi chó – là hội viên các câu lạc bộ ngành nuôi chó nghiệp vụ thuộc  Doxav và của một số nhân viên tài nghệ trong các trường hợp đặc biệt của ngành nuôi chó nghiệp vụ thuộc  nhà nước được thực hiện theo phương hướng nghiên cứu sau:

  1. Cơ sở lý luận của việc huấn luyện thú vật.
  2. Kỹ thuật huấn luyện thú vật có nghĩa là điều chỉnh và hợp lý quá trình huấn luyện nhằm tạo ra các thói quen có kỷ luật chung và các thói quen đặc biệt ở chó nhờ các biện pháp và thủ pháp nhất định.
  3. Tiến hành thực hành nghiệp vụ theo sự huấn luyện chó đối với các nghiệp vụ đặc biệt ở điều kiện dã ngoại (điều kiện như thực tế) dựa trên cơ sở khoa học của hệ thống luận chúng các bài học có nội dung cụ thể và chế độ rõ ràng của các nghiệp vụ trong khi hình thành các thói quen xác định trong mỗi công việc.

Người ta phân ra huấn luyện chung và huấn luyện đặc biệt cho thú vật và cũng phân ra tương tự như thế đối với việc huấn luyện chó nghiệp vụ.

Trong quá trình huấn luyện chung chó Malinois nghiệp vụ, người ta tạo ra các thói quen tương đối đơn giản nói chung thuộc  về sự nghe lời, mà điều này cần thiết để có thể điều khiển chó thi hành một cách không điều kiện (trong tình huống bất kỳ) và nói riêng là hình thành các thói quen đặc biệt, phức tạp hơn trong việc sử dụng chúng vào công tác nghiệp vụ.

Người ta tạo cho chó thói quen phục tùng kỷ luật chung để có thể dùng chúng vào bất kỳ công việc nào (tìm kiếm, cảnh giới, chăn gia súc…)

Việc huấn luyện đặc biệt thường được dùng để tập cho chó quen với các chức trách của nghiệp vụ nhất định như tìm kiếm, canh gác, cảnh giới, chăn nuôi canh gác – bảo vệ, kéo xe và nhiều các chức trách khác. Các công việc này đạt được ở chó nhờ sự phát triển các phản xạ có điều kiện bẩm sinh và mới được hình thành.

Các thói quen phục tùng kỷ luận chung có nghĩa là sự vâng lời. Cái chính, yêu cầu đối với chó nghiệp vụ là biểu hiện rõ ràng với cái tín hiệu xác định của các thói quen đặc biệt (các tín hiệu) tương ứng với các thói quen. Các thói quen này cho chúng ta khả năng sử dụng chó vào công tác nghiệp vụ (bảo vệ mục tiêu bất kỳ nào đó, bảo vệ nhà cửa, chăn các loại gia súc, truy lùng tội phạm theo các mùi vị của chúng …)

Trước khi huấn luyện chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ), cần biết nên làm như thế nào. Nghiên cứu điều kiện và nghiên cứu quá trình phát triển của sự hình thành các thói quen này hoặc các thói quen nào đó, thực hành theo sự huấn luyện đến khi hoàn chỉnh các tác dụng đó, mà các tác dụng nhờ xuất phát từ yêu cầu huấn luyện. Cần phải được tập luyện kỹ càng vì thường thường việc lặp đi lặp lại đúng mực các tác động nhất định nhờ đó hình thành ở chó các thói quen này hoặc thói quen khác. Chỉ tập luyện tất cả các phẩm chất cần thiết, có thể đưa ra kế hoạch luyện tập chó theo một hệ thống cụ thể các bài học, như mọi người thường nói: không có gì thực hiện việc nghiên cứu tốt các cơ sở lý luận một cách khoa học.

Nghiên cứu khoa học và thực hành huấn luyện chó đã chứng tỏ rằng: để hình thành ngay cả chỉ một thói quen ở chó cần hệ thống toàn bộ các việc tập luyện có sự liên quan lẫn nhau, thực hiện theo trình tự xác định, qua một khoảng xác định của thời gian. Nhưng trong mỗi buổi tập được diễn ra phối hợp sự hình thành 2 – 3 thói quen. Chúng cần được hình thành một cách liên tục và như vậy 1 thói quen này không ảnh hưởng một cách tiêu cực đến sự bền vững của thói quen khác.

Phối hợp một cách liên tục sự hình thành tất cả các thói quen phục tùng kỷ luật chung cần thiết và các thói quen đặc biệt ở chó trong toàn bộ thời gian huấn luyện. Sự phối hợp theo thể chế bởi mục tiêu của các hệ thống công việc riêng (bài học) với chế độ cụ thể của sự hình thành các phản xạ nhất định (các thói quen) từ mỗi thói quen tạo thành hệ thống phối hợp liên tục của công việc huấn luyện. Thêm vào đó sự gián đoạn thời gian một khoảng nhất định giữa các bài học cần được tuân thủ trên cơ sở có tính đến các quy luật hoạt động của hệ thần kinh cao cấp ở chó và tính đến các mối quan hệ đa dạng của các điều kiện mà việc huấn luyện được tiến hành trong các điều kiện này. Hệ thống có căn cứ cụ thể khoa học như vậy của các bài học đảm bảo hơn cho việc chuẩn bị nhanh chóng và chó chất lượng khi dùng chó đối với nghiệp vụ này hoặc nghiệp vụ khác.

Khi tuân theo hệ thống cụ thể của việc huấn luyện thú cần phải thực hiện một cách sao cho có thái độ riêng biệt đối với mỗi loại thú với sự tính đến đặc điểm riêng tâm sinh lý của chúng và xem xét các kinh nghiệm đã trải qua có ý nghĩa là tính đến thói quen đã được hình thành trong quá trình sống.

Nghệ sĩ huấn luyện thú người Nga, nhà tâm lý học động vật nổi tiếng V.L.Durov đã cống hiến cho nền nghệ thuật dạy thú nhiều điều giá trị và mới mẻ. Ông đã xây dựng hệ thống dạy thú trên cơ sở có tính đến các thói quen tự nhiên của thú vật và thận trọng khi sử dụng chúng.

chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ) đã trải qua huấn luyện theo hệ thống các bài học xác định, được sử dụng cho những mục đích công việc khác nhau. Nhưng để cho chất lượng công việc của chó không giảm sút và ngược lại, được phát triển và được hoàn thiện thêm cho phù hợp với điều kiện đa dạng của việc sử dụng chúng, thì cần tiến hành một cách định kỳ việc huấn luyện chó nghiệp vụ.

Người huấn luyện chó cần phải sử dụng khéo léo các khả năng bẩm sinh của chó (thính mũi, thính tai, mắt tinh và nhiều bản năng khác nữa). Sử dụng các đặc điểm trong hành vi của chó (thói quen tự nhiên, tập quán) các phản ứng vận động và phát triển hoàn thiện các phẩm chất mới của hành vi, các phẩm chất theo ý muốn để cho các nghiệp vụ. Thêm vào đó rõ ràng điều quan trọng là phải biết giới hạn khả năng của thú vật để bằng biện pháp tốt nhất sử dụng khả năng và các đặc điểm tự nhiên của chúng.

Mọi người dạy thú cần phải nghiên cứu hệ thần kinh và các quy luật điều kiển sự hoạt động của chúng. Không có sự nghiên cứu này thì không thể hiểu được rằng bằng cách nào để một trong các đặc tính chủ yếu nhất của động vật cao cấp thực hiện được khả năng thích nghi (sự mô phỏng) với môi trường xung quanh và việc nghiên cứu điều này cũng rất quan trọng trong quá trình dạy, luyện thú. Động vật thích nghi được với điều kiện và các tác động có hệ thống do người dạy thú tạo ra, nói cách khác tất cả các quy tắc và hệ thống huấn luyện được xuất phát từ các hiểu biết đúng đắn các quy luật hoạt động của hệ thần kinh cao cấp ở chó.

Như vậy, việc giải quyết có kết quả các nhiệm vụ trong huấn luyện và sử dụng chúng vào nghiệp vụ có thể chỉ trên cơ sở nghiên cứu sinh lý hoạt động thần kinh cao cấp ở chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ).

Bình Luận