Mô thần kinh bị hưng phấn dưới sự ảnh hưởng của các tác nhân kích thích của môi trường bên ngoài và của môi trường bên trong cơ thể. Tất cả những gì tác động lên các cơ quan thụ cảm của chó và gây ra những cảm giác nhất định thì đều gọi là tác nhân kích thích
Mục Lục
SỰ TIẾP NHẬN CÁC KÍCH THÍCH BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG CỦA CHÓ
Chó tiếp nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài khi chúng tác động lên cơ thể mình qua các cơ quan cảm thụ khác nhau – đó là các cơ quan khứu giác, thị giác, xúc giác và vị giác. Mỗi cơ quan này thích ứng với việc nhận biết một loại kích thích đặc biệt. Ví dụ, cơ quan khứu giác nhận biết các mùi khác nhau; cơ quan thị giác nhận biết các sóng ánh sáng có bước sóng khác nhau và tần số giao động khác nhau, đồng thời có thể nhận biết được các dạng và các độ đậm sáng khác nhau về màu sắc của vật thể, của ánh sáng loé, dạng và độ lớn của chuyển động của vật thể (tốc độ) và có thể nhận biết được khoảng cách của vật thể trong không gian.
Chó Malinois nắm được một cách chính xác những đặc điểm chuyển động của người và của các phần riêng biệt của cơ thể người, nó nhận biết và phân tích được các cử chỉ khác nhau của tay, các động tác câm (cử chỉ) của nét mặt, có thể nhận biết được dáng điệu và tốc độ chuyển động của huấn luyện viên và của quần áo của chủ. Tất cả các điều trên đây thực tế sẽ trở thành kích thích có điều kiện. Đặc biệt là chó Malinois sẽ phản ứng lại một cách tích cực đối với những vật đang chuyển động và đi xa khỏi nó bằng phản ứng đuổi theo, còn những vật chuyển động tiến đến gần nó thì sẽ buộc nó phải đề phòng và đôi khi rút
Những cơ quan khứu giác của chó chỉ đặc biệt nhạy cảm với những mùi trực tiếp liên quan đến điều kiện sống của nó. Đối với những mùi như focfrinalin, ê te, xilon, mùi cao (chất chiết xuất), mùi dầu hoa hồng … chó thụ cảm thậm chí kém hơn so với người, còn đối với những mùi có nguồn gốc động vật (máu, thịt, nước tiểu …) thì chó vô cùng nhậy cảm. Hơn thế nữa, chó có thể ngửi thấy được cả những mùi mà con người không ngửi thấy được, ví dụ như mùi ký ninh và mùi muối ăn trong dung dịch nước muối ở nồng độ 1/10.000.
Người ta sử dụng những đặc điểm về khứu giác của chó để dạy chúng tìm thủ phạm theo những dấu vết về mùi không rõ ràng. Những con chó được huấn luyện tốt đối với nghiệp vụ truy lùng theo dấu vết có mùi và theo mùi của vật để lại thì có thể sẽ phát hiện và tìm được thủ phạm giữa những người khác sau vài tiếng đồng hồ.
Trong những năm gần đây, ở đất nước ta và ở nước ngoài, người ta đã sử dụng chó để thăm dò địa chất. Thực tế cho thấy rằng, những con chó được tập luyện đặc biệt có thể phát hiện được những quặng khác nhau không chỉ ở bề mặt thổ nhưỡng mà còn ở sâu trong lòng đất đến 5-7m hoặc sâu hơn nữa nhờ cơ quan phân tích khứu giác.
Theo các tài liệu thí nghiệm của G.A.Vaxilicvn, những con chó béc giê phương Đông là những con chó được sử dụng nhiều nhất vào công việc này. Đây là những con chó đã được huấn luyện để làm nghiệp vụ truy lùng. Những con chó này đã được tập luyện để tìm các dấu vết có mùi không rõ ràng và để tìm người, vật nhờ sự hỗ trợ của cơ quan phân tích khứu giác. Chúng đã được chuyển sang làm nhiệm vụ tìm khoáng sản quý.
Theo các tài liệu nghiên cứu của V.P.Dunaey, một con chó có nhiệm vụ truy lùng đã tìm ra được một chiếc vali cùng với nhiều đồ vật khác giấy ở một nơi trước đó 4 ngày đêm; con chó đó đã phát hiện ra chiếc vali chỉ sau 7 phút kể từ khi nó nhận nhiệm vụ lục soát. Tất cả đồ vật có ở trong va li người ta cho chó ngửi và dẫn chó đến một nhóm người, trong đó có một người là chủ chiếc va li đó. Chó tìm ra được người đó ngay lập tức. Những ví dụ trên cho phép ta khẳng định chắc chắn về những khả năng lớn lao đối với việc sử dụng các cơ quan phân tích khứu giác của chó. Điều chủ yếu trong việc tập luyện chó về nghiệp vụ tìm dấu chủ theo dấu vết có mùi là việc hình thành các kỹ năng khứu giác phức tạp để phân biệt tinh vi các kích thích có mùi. Phương pháp phản xạ có điều kiện đã chứng minh rằng cho cảm thụ được sự có mặt của một phần tử vật chất có mùi trong 1 lít không khí.
Các cơ quan cảm thụ ở da đóng vai trò sống còn trong hành vi của chó Malinois và trong khi tập luyện. Các cơ quan cảm thụ ở da nhận biết được tác động của ánh sáng mặt trời, sự ấm áp của không khí và của mặt đất hoặc sự lạnh giá của băng và tuyết, cường độ của gió, sự tiếp giáp, sức ép và những ảnh hưởng của bệnh tật. Các cơ quan phân tích da liên quan mật thiết với cơ quan vận động cơ.
Hành vi của chó chỉ đạt được mục đích khi tất cả các cơ quan phân tích liên kết với nhau. Khi các cơ quan cảm thụ khác nhau liên hệ mật thiết với nhau thì sẽ đảm bảo cho chó định hướng trong môi trường xung quanh tốt. Ví dụ, sau khi nghe thấy âm thanh, chó liền quay đầu và mắt về phía có tiếng động đó. Kích thích ánh sáng, ở mức độ nhất địnhm cũng gây ra phản ứng im lặng lắng nghe ở động vật, loa tai của nó vểnh lên nghe ngóng cảnh giác … Các cơ quan phân tích vận động thực hiện vai trò chủ đạo – sự hưng phấn từ tất cả các cơ quan phân tích đều dồn về cơ quan phân tích vận động và ở chó xuất hiện phản xạ vận động nhất định của cơ thể.
Những kích thích bên trong ảnh hưởng rất quan trọng đối với hành vi của chó khi tập luyện như: các chất hoá học của máu và của các chất lỏng khác trong cơ thể và hóc môn của các tuyến chế tiết bên trong. Sự thay đổi các yếu tố hoá học của máu ảnh hưởng đến các phản xạ hô hấp. Nếu không cho ăn uống đầy đủ các chất tạo máu thì sẽ làm cho động vật thể hiện bản năng tìm thức ăn.
Như trên đã nói, các kích thích từ tất cả các cơ quan bên trong được dẫn đến vỏ não, ở vỏ não chúng nhập vào một mối với nhau và nhập vào một mối cùng với các kích thích từ môi trường bên ngoài đã vào cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến sự thể hiện của những cảm giác do các kích thích bên ngoài gây ra, có nghĩa là: ngay cả hành vi phản ứng của chó ở môi trường bên ngoài cũng phụ thuộc vào các quá trình diễn ra ở bên trong cơ thể. Ví dụ, khi trạng thái cơ thể mệt mỏi và khó chịu thì con chó có nhiệm vụ truy lùng. Cũng sẽ không thể nhận biết được người theo mùi, nghĩa là hành vi của nó đã bị thay đổi do tác động của các kích thích bên trong cơ thể. Điều này cũng đúng với cả trường hợp khi chó bị đầy nước tiểu trong cơ thể.
Khi tập luyện, có những kích thích sau đây tác động lên chó Malinois:
– Các kích thích âm thanh (các khẩu lệnh chuẩn mực, tiếng huýt sáo, tiếng súng nổ, tiếng nổ …)
– Các kích thích ánh sáng (các kích thích thị giác) – đó là cử chỉ của tay, ánh sáng của pháp sáng, màu sắc của quần áo và áp quần huấn luyện viên, cử chỉ của nét mặt của huấn luyện viên, hình dạng của các vật khác, hình thức và kích thước của các vật thể, độ chói về màu sắc của các vật thể …
– Những kích thích thuộc về ăn uống như: thịt, bánh mì, đường …
– Những kích thích cơ học như: giật mạnh dây cương, đánh bằng doi, đánh bằng gậy, ấn mạnh tay lên những phần nhất định của cơ thể …
– Những kích thích thuộc về khứu giác: mùi riêng biệt của người để lại dấu vết, của vật, mùi của thức ăn…
Trong những trường hợp riêng biệt thì có thể dùng dòng điện yếu với tư cách là một kích thích, song phải hết sức thận trọng.
Cần biết rằng, huấn luyện viên và người phụ việc cho huấn luyện viên luôn luôn là những kích thích đa dạng tác động lên chó và họ chính là các kích thích tập hợp.
Trong quá trình tập luyện phải biết tác động lên cơ thể chó những kích thích khác nữa của môi trường xung quanh, tức là toàn bộ hoàn cảnh mà huấn luyện viên và chó đang tiếp xúc. Tính toàn vẹn của hoạt động phản xạ có điều kiện được thể hiện trong tính hệ thống, trong bản đúc (sự dập khuôn), trong sự điều chỉnh và đổi hướng của các phản ứng dựa theo các tín hiệu hoàn chỉnh. Nhờ điều này mà hành vi của động vật được xác định không phải chỉ bởi các tín hiệu đơn lẻ mà bởi cả bức tranh toàn vẹ của điều kiện xung quanh.
Các kích thích được áp dụng trong khi tập luyện có thể là các kích thích có điều kiện và không điều kiện
CÁC KÍCH THÍCH KHÔNG ĐIỀU KIỆN
Các kích thích gây ra sự thể hiện của phản xạ không điều kiện thì gọi là các kích thích không điều kiện. Chúng còn được gọi là các kích thích củng cố thêm. Song, cùng là một kích thích, tuỳ thuộc vào điều kiện mà có thể trong trường hợp này thì là không điều kiện, trong trường hợp khác thì lại là có điều kiện.
Khi tập luyện cho chó Malinois, người ta thường hay áp dụng các kích thích thuộc về ăn uống và các kích thích cơ học với tư cách là những kích thích không điều kiện
CÁC KÍCH THÍCH THUỘC VỀ ĂN UỐNG
Thức ăn là môi trường bên ngoài liên quan mật thiết với cơ thể của chó. Hình dạng, mùi vị của thức ăn, ví dụ như của thịt, đối với những kích thích này, chó trả lởi bằng một hoạt động phản xạ rất phức tạp. Khi tập luyệ chó, người ta sử dụng thức ăn như miếng thịt, miếng bánh mỳ, miếng đường để củng cố các kích thích có điều kiện (các kích thích tín hiệu) và để làm bền vững những hành động của chó khi nó trả lời một kích thích nhất định. Ví dụ, gọi tên riêng của chó và ngay lập tức cho nó một mẩu thịt. Sự lặp lại nhiều lần như vậy sẽ dẫn đến việc hình thành một phản xạ có điều kiện đối với tên riêng, hoặc vừa mới ngồi xuống thì cho nó mẩu thịt. Sự phối hợp ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần cùng với việc chấp hành chế độ tập luyện nhất định (1 ngày khoảng 8 – 20 lần) thì trong một thời gian nhất định phản xạ có điều kiện đối với khẩu lệnh “ngồi xuống” sẽ được hình thành. Sau đó, khi khẩu lệnh này được phát ra thì chó sẽ ngồi xuống mà không cần chủ phải ấn vào vùng thắt lưng và cho thức ăn, kích thích có điều kiện – khẩu lệnh “ngồi xuống” đã trở thành vật thay thế của kích thích không điều kiện.
Có thể sử dụng thức ăn với tư cách là kích thích không điều kiện. Ví dụ: để hình thành kỹ năng tiến đến chủ ở chó, ta phát lệnh khi chó đã tiến đến chỗ chủ thì để củng cố hành động, ta cho nó miếng thịt đó. Nhiều lần lặp lại điều trên cho đến khi kỹ năng này đã được củng cố vững ở chó. Bằng cách này, người ta còn sử dụng thức ăn để động viên chó vượt qua chướng ngại vật, để gây phản ứng sủa ở chó…
Như thế tức là: thịt ở trong mồm là kích thích không điều kiện, còn hình dạng và mùi của thịt thì lại là kích thích có điều kiện (có tín hiệu). Tốc độ của việc hình thành các phản xạ có điều kiện phụ thuộc nhiều vào cường độ của các kích thích. Để làm cho kích thích thức ăn tác động mạnh mẽ đối với chó thì càn phải tập luyện chó trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn khoảng 3 – 4 tiếng.
SỬ DỤNG BÁNH KẸO KHI TẬP LUYỆN
Kinh nghiệm cho thấy rằng: chó có khả năng phân biệt rất tinh vi thành phần hoá học của thức ăn. Nếu cho chó miếng thịt, miếng bánh mỳ, miếng đường thì thịt sẽ kích thích nó mạnh hơn. Do đó, khi tập luyện cho chó Malinois phải sử dụng đúng thức ăn cần thiết để củng cố kỹ năng. Khi tập luyện cần thực hiện một số yêu cầu nhất định sau đây:
- Các miếng thịt phải có kích thước như nhau và to vừa phải. Nếu miếng thịt quá bé thì kích thích yếu và do đó phản xạ có điều kiện sẽ hình thành chậm hơn.
- Trong 1 giờ tập luyện không nên thường xuyên cho chó những miếng bánh kẹo lớn, bởi vì điều đó sẽ dẫn đến sự dập tắt phản xạ đang được hình thành, chó sẽ thực hiện những động tác cần thiết một cách uể oải (dập tắt có củng cố) do giảm sút sự hưng phấn của trung tâm thức ăn.
- Trong khi tập luyện chỉ nên cho chó bánh kẹo để củng cố kích thích có điều kiện. Không được quá dễ trong việc cho chó bánh kẹo, bởi vì như vậy sẽ gây khó khăn trong việc hình thành các phản xạ có điều kiện.
Thông thường thì khi cho chó bánh kẹo phải kèm với khẩu lệnh “tốt” và vuốt ve chó để nhằm hình thành phản xạ có điều kiện đối với các kích thích này. Khi các kỹ năng đã được hình thành bền vững (một cách tự động hoá) thì việc cho chó bánh kẹo cũng sẽ phải thưa hơn và sau đó thay bằng khẩu lệnh “tốt” và vuốt ve chúng. Ở đây hoạt động phản xạ có điều kiện có ý nghĩa độc lập
CÁC KÍCH THÍCH CƠ HỌC
Huấn luyện viên sử dụng tác động cơ học kên lớp da của chó Malinois khi tập luyện bằng rất nhiều cách:
– Dùng roi, gậy (đánh bằng cách lực khác nhau)
– Dùng tay ấn vào những phần nhất định của cơ thể (vùng thắt lưng, vai…) hoặc vuốt ve lên da chó ở vùng cổ và lưng
– Dùng vòng xích cổ nghiêm ngặt
– Dùng dây cương (giật mạnh vòng xích cổ)
Các kích thích này được sử dụng vớ tư cách là các kích thích không điều kiện
Các cơ quan thụ cảm của da tiếp nhận tác động của các kích thích cơ học và tuỳ thuộc vào cường độ của kích thích mà xuất hiện cảm giác giao tiếp, cảm giác sức ép và cảm giác đau đớn. Để trả lời các cảm giác này, thì xuất hiện các phản xạ vận động phòng thủ đặc biệt. Đối với các kích thích đau đớn thì các phản xạ vận động phòng thủ đặc biệt lại được thể hiện ở cấp độ mạnh mẽ hơn.
Điều đặc biệt của các cơ quan thụ cảm khi bị đau là chúng ít thích ứng được với kích thích tác động lên chó. Do đó, việc tác động gây đau đơn vừa phải đối với chó sau khẩu lệnh đã được phát ra buộc chó phải thực hiện những vận động cần thiết. Điều này tạo ra khả năng nhanh chóng trong việc hình thành các phản xạ có điều kiện đối với các khẩu lệnh của huấn luyện viên.
Qua các thí nghiệm, các nhà sinh lý học khẳng định rằng: sau khi hình thành các phản xạ phòng thủ có điều kiện (nếu các phản xạ này được củng cố vững chắc) thì có thể không cần sự củng cố thêm không điều kiện nữa, mà các phản xạ có điều kiện vẫn tồn tại được lâu dài và thậm chí có thể còn được tăng cường. Điều này được ước định bởi cơ thể khi tránh các kích thích gây đau đớn thì lúc đó giống như các kích thích thuộc về ăn uống chẳng hạn, cơ thể sẽ cố giữ và tăng cường hưng phấn. Cần phải xem xét các đặc điểm này khi tập luyện cho chó. Ở nơi nào các kỹ năng cơ thể được hình thành mà chỉ cần áp dụng các tác động cơ học, không cần sử dụng kích thích thức ăn thì phản xạ sẽ bền vững hơn.
Huấn luyện viên khi sử dụng các kích thích cơ học (không điều kiện) cố gắng gây ra những vận động cần thiết (phản ứng phòng thủ dưới hình thức thụ động) ở chó hơn là bắt các hành vi của chó phụ thuộc vào mục đích của mình. Nhưng cần phải luôn xem xét các đặc điểm của chó và sức mạnh của các kích thích được đem ra sử dụng để không cho phép chó phản công lại. Mặt khác, việc áp dụng các tác động cơ học mạnh (đành, giật mạnh, ấn mạnh) đối với những con chó nhất định, thì sẽ làm cho nó không chịu tập luyện, chó sẽ sợ huấn luyện viên và đôi khi có thể cắn lại cả huấn luyện viên.
Trong quá trình tập luyện, có thể dùng người lạ làm để tác động cơ học đối với chó (người phụ việc cho huấn luyện viên). Người phụ việc phải làm cho chó có phản ứng phòng thủ tích cực (công kích, hung dữ) và quyết đuổi theo anh ta và túm lấy quần áo của anh ta, để đạt được mục đích này người phụ việc của huấn luyện viên phải theo dõi hành vi của chó và tiếp tục phải dùng roi đánh chó, điều chỉnh sao cho chó không rút lui thụ động. Trong tất cả mọi trường hợp, chó phải tấn công, còn người phụ việc cho huấn luyện viên phải rút lui. Chỉ có như vậy thì chó mới hoàn thiện sự công kích và mới hình thành tính dũng cảm và tính nghi ngờ người lạ. Các kích thích phòng thủ (cơ học) cần lặp đi lặp lại 3 – 4 lần trong một ngày.
Các cơ quan cảm thụ bị đau đớn không chỉ ở lớp da mà còn ở các bắp cơ. Do đó, khi ấn mạnh tay vào các bộ phận nhất định của cơ thể (ở vai, thắt lưng) thì cảm giác đau đớn càng tăng lên.
Khi tập luyện để hình thành phản xạ có điều kiện về ăn uống, huấn luyện viên cần phải có vuốt ve và cho chó bánh kẹo. Sự vuốt ve của chủ sẽ gây ra phản ứng quấn quýt đối với chủ và nó sẽ có cảm giác thoải mái khi tiếp xúc. Do đó, sau khi tác động cần thiết đối với chó và sau khi hình thành được phản xạ cần thiết thì phải vuốt ve nó (để khuyến khích).
Khi hình thành các kỹ năng giữ kỷ luật chung và các kỹ năng đặc biệt ở chó, cần phải chọn dùng và biết áp dụng đúng các kích thích cơ học, đồng thời cũng phải tính đến điều: các kích thích cơ học ấy chẳng những phải gây ra các phản ứng phòng thủ ở chó, mà còn phải xem xét các phản ứng do ảnh hưởng như thế nào đối với sự làm việc của các cơ quan bên trong cơ thể (tim đập nhanh, hô hấp nhanh …). Cũng cần phải quan sát các đặc điểm hành vi của chó Malinois khi trả lời những cường độ kích thích khác nhau (đánh bằng roi, giật mạnh, ấn mạnh tay vào các bộ phần nhất định của cơ thể …).
Các kích thích cực mạnh thuộc về âm thanh và thuộc về ánh sáng gây ra phản xạ tự vệ (phòng thủ), bởi chó có cảm giác khó chịu, mặc dù các cảm giác này không phải là cảm giác đau đớn.
CÁC KÍCH THÍCH THUỘC VỀ ĐIỆN
Dòng điện là một kích thích chung, bởi vì nó gây ra hưng phấn đối với từng môn và đối với từng cơ quan của cơ thể động vật. Khi tập luyện chỉ sử dụng dòng điện ở một số trường hợp, ví dụ như để ức chế phản ứng thuộc về ăn uống của chó đối với thức ăn mà chúng tìm thấy ở mặt đất. Có thể sử dụng máy điện thoại ngoài dòng với tư cách là nguồn điện. Cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng loại kích thích này, nếu sử dụng không thành thạo loại kích thích này, thì sẽ dẫn đến việc làm rối loạn hoạt động thần kinh cao cấp, và toàn bộ các phản xạ có điều kiện đã được hình thành sau khi đã củng cố thêm bằng thức ăn sẽ bị yếu đi và biến mất.
CÁC KÍCH THÍCH CÓ ĐIỀU KIỆN
Các kích thích có điều kiện là các kích thích gây ra sự thể hiện của các phản xạ có điều kiện. Các kích thích có điều kiện còn được gọi là các kích thích tín hiệu. Khi tập luyện cho chó, người ta sử dụng các kích thích âm thanh (khẩu lệnh), thị giác (cử chỉ) và các kích thích mùi … với tư cách là các kích thích tín hiệu.
Các kích thích có điều kiện có thể lan rộng và có thể làm tạm thời. Ví dụ, nếu thường xuyên dạy cho chó quen làm việc theo các vết có mùi vào sáng sớm thì vào buổi trưa nó có thể làm việc tồi hơn. Ví dụ, nếu huấn luyện viên ngay ở đầu giờ tập luyện đã củng cố thêm các khẩu lệnh và các cử chỉ bằng kích thích ăn uống mà đến cuối buổi tập lại không tiếp tục củng cố têm bằng kích thích ăn uống, thì quan hệ điều kiện chỉ hình thành một cách tạm thời. Chó thường ở đầu buổi tập làm việc rất tích cực, nhưng chỉ cần huấn luyện viên ngừng cho kẹo bánh là tính tích cực sẽ giảm rất nhanh. Trạng thái và sự thay đổi cường độ của kích thích … cũng trở thành kích thích có điều kiện.
Khi tập luyện cho chó, người ta sử dụng các khẩu lệnh bằng những cử chỉ bẳng tay khác nhau, các kích thích mùi (mùi đặc biệt riêng của con người) với tư cách là các kích thích có điều kiện. Ngoài ra, nét mặt, giọng điệu, dáng điệu và tốc độ chuyển động của huấn luỵên viên, hoàn cảnh thực tế nhất định cũng trở thành các kích thích có điều kiện. Chủ nhíu lông ***, tiếng hét của chủ hoặc chủ cúi rạp mình xuống đất, tất cả những điều này đều làm cho chó rối loạn, bởi vì các tín hiệu này liên quan đến các tác động mạnh gây đau đớn (cú đánh, giật mạnh…).
Các kích thích có điều kiện báo trước cho cơ thể về thức ăn, về sự nguy hiểm … và tạo cho nó khả năng trả lời kích thích. Huấn luỵên viên sử dụng các kích thích có điều kiện (tín hiệu) để điều khiển các hoạt động của chó Malinois trong khoảng cách. Điều này rất cần thiết ngay cả khi sử dụng chó trong nghiệp vụ.
Các khẩu lệnh: Các khẩu lệnh bằng lời khác nhau, khi tập luyện huấn luyện viên sử dụng với tư cách là các kích thích có điều kiện để hình thành các kỹ năng ở chó. Thông thường, một khẩu lệnh được đi kèm với một kích thích không điều kiện (sự củng cố thêm). Khi phản xạ đã bền vững, huấn luyện viên có thể đứng xa chó rồi phát lệnh để cho chó thể hiện phản xạ đã được hình thành.
Lần đầu tiên khẩu lệnh phát ra đối với chó phải là kích thích thờ ơ (lãnh đạm). Tuy nhiên, trả lời kích thích này vẫn có một phản xạ định hướng không điều kiện (chó quay đầu về phía có tiếng của huấn luyện viên, tai vểnh lên cảnh giác …). Tiếp đó, khi khẩu lệnh kết hợp với tác động của kích thích không điều kiện thì phản ứng định hướng đối với khẩu lệnh bị dập tắt và bắt đầu hình thành phản xạ có điều kiện.
Ví dụ, khẩu lệnh “thôi” trở thành kích thích có điều kiện sau rất nhiều lần được phối hợp với sự giật mạnh vòng xích cổ buộc chó phải chấm dứt hoạt động. Khi phản xạ đã được hình thành, khẩu lệnh “thôi” phát ra vừa đủ và chó chấm dứt hoạt động không mong muốn đối với huấn luyện viên mà không cần phải giật mạnh vòng xích cổ, nghĩa là khẩu lệnh đã trở thành tín hiệu có điều kiện.
Khẩu lệnh là một tập hợp âm thanh, chó phân biệt khẩu lệnh này với khẩu lệnh khác dựa theo tập hợp âm thanh khác nhau. Khẩu lệnh bị thay đổi hoặc bị sai lệch thì sẽ không gây ra các phản ứng trả lời đã được hình thành từ trước.
Ví dụ, nếu chó đã quen tiến lại gần huấn luyện viên theo khẩu lệnh “lại đây” thì đối với những từ hãy đến đây sẽ trở thành dửng dưng đối với chó. Nếu huấn luyện viên khi tập luyện cho chó phát hiện sai, nói suông hoặc chỉ dỗ dành chó thì điều kiện đó chỉ đánh lạc hướng chó và làm hại sự tập luyện của chó mà thôi. Khẩu lệnh giống như kích thích phức tạp bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:
– Độ cao của âm thanh (yếu, ôn hoà, vang)
– Thanh điệu (âm sắc) của âm thanh (sắc thái riêng biệt của âm thanh của giọng người)
Cùng là một khẩu lệnh, giống như một kích thích âm thanh phức tạp cũng sẽ có ý nghĩa khác nhau khi ta thay đổi ngữ điệu. Nếu không củng cố thêm khẩu lệnh ở giọng bình thường mà khẩu lệnh lại được củng cố thêm bằng thức ăn ở giọng mệnh lệnh (hoặc củng cố thêm bằng tác động cơ học), thì phản xạ sẽ chỉ thể hiện đối với khẩu lệnh ở giọng mệnh lệnh. Điều này cho thấy rằng, chó có khả năng phân biẹt các sắc thái nhỏ nhất của cùng một giọng khẩu lệnh. Khi tập luyện cho chó cần phải xem xét đặc điểm này. Dùng các ngữ điệu khác nhau đối với khẩu lệnh bằng lời để hình thành kỹ năng ở chó, sẽ tăng thêm khả năng điều khiển của huấn luyện viên đối với hành vi của động vật khi chúng ở một khoảng cách nhất định xa huấn luyện viên.
Tuỳ thuộc vào điều kiện của công việc, huấn luyện viên có thể áp dụng các ngữ điệu khác nhau. Có một số ngữ điệu sau đây:
– Ngữ điệu đe doạ
– Ngữ điệu mệnh lệnh
– Ngữ điệu bình thường
Sự thay đổi ngữ điệu sẽ thay đổi tính chất của âm thanh. Tuy nhiên, các đặc tính cơ bản của âm thanh vẫn được giữ lại.
Ngữ điệu đe doạ được áp dụng khi cưỡng bức hoặc ngăn cấm. Các khẩu lệnh phải phát ra một cách đanh chói và với giọng cao. Nếu chó không thực hiện hành động đối với khẩu lệnh mệnh lệnh (khi chó đã có phản xạ có điều kiện đối với khẩu lệnh này), thì huấn luyện viên phải phát lệnh đe doạ với giọng doạ nạt (nghiêm khắc) và phải củng cố thêm bằng tác động gây đau đớn (giật mạnh dây cương). Kích thích gây đau đớn là điều chủ yếu của phản xạ có điều kiện đối với ngữ điệu đe doạ.
Ngăn cấm – đây là một phản xạ có điều kiện, được hình thành bởi khẩu lệnh “thôi”, khẩu lệnh này được phát ra gay gắt, vang. Phản xạ được hình thành trên cơ sở của việc củng cố thêm có gây đau đớn (ấn mạnh, đánh mạnh bằng roi, giật mạnh dây cương). Khẩu lệnh “thôi” được phát ra khi chó thực hiện những động tác mà người huấn luyện viên không vừa ý.
Ngữ điệu đe doạ chỉ được sử dụng trong những trường hợp nhất định. Nếu sử dụng độc đoán ngữ điệu này, thì sẽ làm chó phát triển tính hèn nhát, điều đó sẽ gây ra khó khăn lớn cho huấn luyện viên.
Ngữ điệu mệnh lệnh được sử dụng khi hình thành các kỹ năng khác nhau đối với chó. Trong trường hợp này, khẩu lệnh phải được phát ra một cách khăng khăng, chắc chắn và phải được củng cố thêm bằng kích thích (thức ăn, giật mạnh …). Trên cơ sở đó thì phản xạ có điều kiện cụ thể mới được hình thành. Sau khi phản xạ có điều kiện đã được hình thành, chó phải thực hiện khẩu lệnh với ngữ điệu ra lệnh.
Đối với ngữ điệu bình thường thì khẩu lệnh phát ra phải sẽ sàng, âu yếm, khen ngợi và phát ra sau khi chó thực hiện được một hành động, cần thiếta. Khi phát ra ngữ điệu khen ngợi thì thường phải kèm thên từ “tốt”, nhưng phải khen ngợi đối với trường hợp cần thiết và lặp lại nhiều lần để không làm lạc hướng chó (khi tập luyện tìm dấu vết có mùi …). Sự khen ngợi “tốt” thường được củng cố thêm bằng bánh kẹo hoặc vuốt ve.
Khi dùng khẩu lệnh này, khong bao giờ được sử dụng kích thích gây đau đớn, còn khi dùng khẩu lệnh đe doạ thì không được cho chó bánh kẹo.
Đối với một con chó đã được tập luyện thì các khẩu lệnh luôn luôn là các kích thích có điều kiện. Các khẩu lệnh này gây ra ở chó các phản xạ tương đối đơn giản và phức tạp.
Khi hình thành các kỹ năng ở chó, các khẩu lệnh cần phải ngắn, phát lệnh phải chính xác và rõ ràng, ví dụ “bắt” chứ không cần “hãy đem vật lại đây”…
Cần phải xem xét các đặc điểm hành vi của chó khi phát lệnh với các ngữ điệu khác nhau. Ở một số con chó, ngữ điệu đe doạ lại gây ra phản ứng phòng thủ thụ động, và điều này gây khó khăn cho việc hình thành các phản xạ có điều kiện. Trong những trường hợp như vậy, khẩu lệnh, mệnh lệnh với giọng hơi cao lên một chút thì sẽ đảm nhiệm được vai trò của khẩu lệnh đe doạ.
Khi tập luyện cho chó, các khẩu lệnh được đem ra áp dụng phải là những khẩu lệnh chuẩn mực và không nên thay đổi các khẩu lệnh đó. Điều này có ý nghĩa thực tiễn khi chuyển một số con chó đã được tập luyện cho một người khác. Người chủ mới sau khi đã tiếp xúc với chó thì có thể sử dụng trong chó nghiệp vụ, trong trường hợp không dùng các khẩu lệnh cũ thì phải tập luyện chó lại từ đầu.
Qua những điều đã nói ở trên, ta thấy khẩu lệnh không phải là kích thích đơn giản mà là kích thích tập hợp, bởi vì khẩu lệnh được hình thành từ tập hợp âm thanh và từ một ngữ điệu nhất định. Mỗi huấn luyện viên chỉ áp dụng những khẩu lệnh nào mà được công nhận là kích thích có điều kiện chuẩn mực.
Các khẩu lệnh chuẩn mực được đem ra áp dụng trong khi tập luyện cho chó sẽ được nêu ra ở các chương tiếp sau.
Cử chỉ: khi tập luyện cho chó, cùng với việc áp dụng các khẩu lệnh, người ta còn sử dụng cả cử chỉ đó và sự chuyển động nhất định bằng tay cùng với trạng thái nhất định của cơ thể huấn luyện viên. Cử chỉ là các kích thích thị giác. Việc hình thành các phản xạ đối với cử chỉ rất cần thiết trong các trường hợp cần phải điều khiển chó khi làm nghiệp vụ không gây tiếng động. Huấn luyện viên dùng cử chỉ điều khiển hcó và phải đứng xa chó một quãng, chỉ cho chó hướng phải truy lùng hoặc hướng mà chó cần phải đến để đem vật về hoặc hướng chó cần phải đến để lục soát…
Các kỹ năng đối với cử chỉ thường được hình thành sau khi các kỹ năng này trả lời khẩu lệnh bằng lời đã bền vững. Một số kỹ năng hình thành đối với tập hợp các kích thích đồng thời – khẩu lệnh và cử chỉ bằng tay. Ví dụ, kỹ năng chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi hình thành khi huấn luyện viên phát lệnh “đi dạo” và đồng thời dùng tay chỉ về một phía chó sẽ đi dạo.
Các phản xạ có điều kiện đối với tác động của khẩu lệnh và cử chỉ đồng thời được hình thàh nhanh hơn so với các phản xạ có điều kiện hình thành đối với từng tác động riêng biệt. Nếu một kỹ năng đã được hình thành đối với tập hợp khẩu lệnh, cử chỉ, thì khi tác động lên động vật từng kích thích riêng biệt hoặc khẩu lệnh, hoặc cử chỉ thì phản xạ sẽ không được thể hiện. Muốn phản xạ đối với khẩu lệnh hay đối với cử chỉ thì phải tập luyện đối với từng kích thích riêng biệt.
Cử chủ cũng giống như khẩu lệnh, cần phải áp dụng nó đúng theo khuôn mẫu đã được tập luyện (chuẩn mực) và phải chính xác
VIỆC ÁP DỤNG CÁC KÍCH THÍCH MÙI KHI LUYỆN TẬP CHÓ
Hành vi của chó liên quan đến sự hoạt động của tất cả các cơ quan thụ cảm. Nhưng riêng các cơ quan phân tích khứu giác thì lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của chó. Nhờ có cơ quan khứu giác mà chó có khả năng phân biệt được các quan hệ phức tạp với môi trường xung quanh, chó nhận ra được hcủ, tìm được thức ăn, săn được mồi, chạy trốn kẻ thù. Khứu giác đóng vai trò quan trọng đối với các bản năng thuộc về giống và đối với việc đánh giá thức ăn.
Cảm giác mùi xuất hiện là do tác động của các thành phần vật chất có mùi đối với các tế bào khứu giác, chó có khả năng nhậy cảm mùi rất tốt, đồng thời nó cũng có khả năng phân biệt mùi này với mùi khác rất tốt. Theo Páplốp, sự lựa chọn bằng mũi của chó là sự lựa chọn hoàn thiện nhất trong tất cả các cơ quan phân tích của nó. Khứu giác nhạy cảm đặc biệt của chó cho phép ta sử dụng nó trong việc truy lùng tội phạm theo các dấu vết có mùi không nhìn thấy ở phạm vi rất xa, trong các điều kiện phức tạp, mặc dù sự việc đó đã xảy ra. Việc hình thành các phản xạ khứu giác có điều kiện phức tạp để phân biệt tinh vi các kích thích mùi là vấn đề cơ bản của việc tập luyện cho chó thường rời theo dấu vết có mùi.
Mùi của các dấu vết của người đi phía trước là những kích thích đối với khứu giác của chó và chó phải theo các dấu vết mùi đó đi tìm nguồn gốc của mùi. Sau khi đã phát hiện ra dấu vết có mùi, chó có khả năng xác định được hướng đi của tội phạm và sẽ đi theo các dấu vết mà tìm ta tội phạm. Đặc tính này tạo cho động vật có khả năng giữ được trong đầu mùi cụ thể và trong trường hợp bị mất mùi thì chó vẫn có khả năng tìm thấy mùi bằng cách so sánh cảm giác trực tiếp với mùi mà nó giữ được trong đầu.
Việc thụ cảm của khứu giác của chó đặc biệt tốt đối với những mùi có nguồn gốc động vật. Mùi của con người đóng vai trò quan trọng đối với nghiệp vụ truy lùng theo dấu vết của chó. Mỗi con người có một mùi riêng biệt, nhưng chó hoàn toàn có thể dễ dàng phân biệt được mùi của người này hay mùi của người khác.
Theo số liệu của L.A.Andreev, mùi riêng biệt của con người thể hiện ở các chất thải của tuyến mồ hôi và tuyến nhờn và thể hiện ở các tế bào vảy ngoài da. Trong một ngày một đêm, một người có thể thải ra 500 – 800ml mồ hôi. Mồ hôi thoát ra càng nhiều trong các trường hợp xúc động, sợ hãi, căng thẳng đầu óc hoặc đi nhanh … Thành phần hoá học của mồ hôi có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân (do cường độ của sự thay đổi chất, do sự làm việc nhiều của thận …). Mùi đặc biệt của mồ hôi được quy định bởi hàm lượng của axit béo bay hơi và của chất uree có trong mồ hôi. Các chất nhờn thải ra (mỡ da) nhanh chóng bị phân huỷ trên bề mặt của da và làm cho quần áo có mùi riêng biệt (mùi đặc thù của từng người).
Mùi của mồi hôi, của mỡ da và của biểu bì tạo thành một tập hợp mùi riêng biệt của từng người. Chất thơm này tồn tại ở tất cả các vật nào mà người đã chạm vào nó.
Các tuyến mồ hôi và các tuyến nhờn có ở trong da người không đều nhau, do đó các vùng riêng biệt của cơ thể có mùi đặc thù của nó, mùi đó là mùi thuộc về vùng cơ thể. Người ta phân biệt mùi của phần da có tốc và mùi của phần da không có tóc (lông). Mặc dù những mùi của từng vùng có các đặc điểm riêng nhưng chúng lại hoà hợp với nhau thành một mùi chung và đó chính là mùi riêng biệt của từng người. Nếu cho chó ngửi mùi của một cái mũ (đây là mùi vùng) và cho chó tìm dấu vết (mùi hỗn hợp) thì chó sẽ tìm thấy chủ của chiếc mũ đó. Nghĩa là chó dựa vào mùi riêng biệt của người. Mùi đó động vật cũng có, do đó chó có khả năng tìm động vật theo các dấu vết có mùi.
Qua mùi riêng biệt, con người là cội nguồn của các mùi khác (của giày, dép, xà phòng, thuốc là, các phương tiện thuộc về hương phẩm, các mùi liên quan đế nghề nghiệp, mùi nhà cửa …). Do đó, mùi chung của người lạ bao gồm một tập hợp của toàn thể các mùi khác (mùi riêng biệt, mùi trong sinh hoạt hàng ngày và mùi thuộc về sản xuất). Nhưng trong tập hợp mùi phức tạp này thì mùi bền vững nhất vẫn là mùi riêng biệt của con người.
Khi vận động thì người reo rắc các thành phần của mùi và đó chính là các dấu vết có mùi. Những mùi sinh ra từ con người là mùi của một tập hợp các mùi của đất, của cây cối và của các động vật nhỏ bị giằng bẹp.
Khi làm nghiệp vụ truy lùng theo dấu vết của người là một kích thích khứu giác tập hợp đối với chó. Dấu vết của người bao gồm:
– Mùi riêng biệt của cơ thể (mùi mồi hôi và các chất thải từ tuyến nhờn, mùi của biểu bì)
– Mùi trong sinh hoạt hàng ngày (nhà cửa, quần áo, giầy dép)
– Mùi thuộc về sản xuất
– Mùi của lớp thổ nhưỡng cây trồng
Những con chó được tập luyện các dấu vết đều do những người sống trong cùng một điều kiện gây ra, thì mùi sinh hoạt hàng ngày sẽ là thành tố thường trực của dấu vết và mùi này sẽ là mùi chủ yếu trong cả tập hợp dấu vết có mùi. Điều này giảm bớt khả năng của chó khi đi theo dấu vết của những tội phạm sống trong các điều kiện khác. Chó sẽ thường xuyên bị lạc mất dấu vết hoặc hoàn toàn tỏ ra không có khả năng đối với công việc. Khi tập luyện cho chó, nếu có điều kiện thì phải tạo ra các điều kiện khác nhau và những người gây ra dấu vết khác nhau phải giữ cho chó làm việc tích cực đối với dấu vết có mùi riêng biệt. Để đạt được mục đích này, cần thường xuyên kết hợp công việc tìm dấu vết với việc chọn người gây ra dấu vết từ một nhóm người đến tận dấu vết cuối cùng. Mùi mà chó có nhiệm vụ phải tìm là tín hiệu đối với việc truy lùng cội nguồn của mùi. Do đó, trong thời gian tập luyện cho chó cần phải kết thúc việc truy lùng dấu vết bằng sự tấn công và chiến đấu với người đã tìm được.
Người dạy chó có phản ứng truy lùng theo các dấu vết có mùi phải là người hiểu đúng chức năng của khứu giác của chó và quan hệ lẫn nhau giữa cơ quan phân tích khứu giác của chó với các cơ quan phân tích khác.
Điều đặc biệt quan trọng là phải xem xét sự tác động lẫn nhau giữa cơ quan phân tích thị giác và cơ quan phân tích khứu giác khi tập luyện cho chó tìm người theo dấu vết có mùi cùng với các dấu vết của giày dép nhìn thấy được trên mặt đất. Nếu thường xuyên cho chó tìm người theo các dấu vết có mùi cùng với các vết giày dép nhìn thấy được thì chó sẽ hình thành kỹ năng đối với kích thích tập hợp này (mùi cộng với các dấu vết nhìn thấy được). Những con chó như vậy sẽ làm nghiệp vụ truy lùng thủ phạm theo các dấu vết có mùi rất kém nếu không có các dấu vết nhìn thấy được hoặc chúng sẽ hoàn toàn không có khả năng đối với công việc này.
Cần phải xem xét sự ảnh hưởng của cơ quan phân tích thính giác (phản ứng đối với âm thanh, tiếng động…)
Một phương pháp có hiệu quả nhất đối với việc dạy cho chó có nghiệp vụ truy lùng theo các dấu vết có mùi là phải hình thành trước các phản xạ phòng thủ có điều kiện đối với các kích thích có mùi cho chó. Để dạy cho chó nghiệp vụ truy lùng theo dấu vết, người ta làm tăng tính hung dữ của chó đối với người lạ và dạy cho chó quen với việc chặn kẻ chạy trốn, sau đó thả chó theo dấu vết của người đang ẩn náu ở trong khu vực thuộc tầm nhìn của chó.
Khi dạy cho chó nghiệp vụ truy lùng theo dấu vết có mùi phải tác động lên chó một chuỗi đầy đủ các kích thích có liên quan đến việc truy lùng dấy vết như chạy theo dấu vết, có thể bị lạc mất dấu vết và lại tìm ra dấu vết, nâng vật tìm được và cuối cùng là “hiểu được” kích thích (chặn giữ người gây ra dấu vết). Càng gần đến mắt xích cuối cùng của chuỗi kích thích tức là càng gần sự củng cố thêm các phản xạ phòng thủ không điều kiện, thì ý nghĩa của các kích thích càng tăng lên (cuộc chiến đấu với kẻ gây ra dấu vết). Tác động của huấn luyện viên phải càng khéo léo sao cho không làm ảnh hưởng tiêu cực lên chó. Khi tập luyện cho những con chó truy lùng, cần phải xem xét tất cả các tính quy luật của sự định hình động lực, trong khi làm việc sẽ không có thành công khác.
Các kích thích tác động lên chó khi tập luyện truy lùng dấu vết có các ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩa chủ yếu là ý nghĩa về mùi. Mùi giống như một kích thích có điều kiện thôi thúc chó phải tìm kiếm nguồn gốc của mùi (kẻ gây ra dấu vết). Các tác động không thành thạo của huấn luyện viên (giật mạnh, dùng các khẩu lệnh không cần thiết, nói suông …) đều là những nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ kém cỏi của chó.
Trong quá trình thần kinh phức tạp – quá trình quy định sự liên tục nhất định của các chuyển động thì mắt xích đầu tiên bị làm tổn thương nhất là chuyển động tích cực đầu tiên. Cần phải tính đến đặc điểm vật lý này khi tập luyện cho chó truy lùng theo dấu vết có mùi trong các điều kiện khác nhau.
Cấp độ thụ cảm của khứu giác của chó có thể bị thay đổi từ thuộc và một loạt điều kiện (mệt mỏi, đau ốm, tác động mùi lâu…).
Có thể tăng cường khứu giác ở chó một cách nhân tạo. Theo sự nghiên cứu của N.M.Mưxnhikova thì có thể tăng cường khứu giác ở chó bằng cách tác động lên cơ quan phân tích da của chúng (dùng bàn chải tắm sạch da cho chó trước khi giao cho chúng nhiệm vụ truy lùng theo dấu vết) và cơ quan phân tích vận động của chúng (bằng cách cho chó vận động tích cực 10 phút trước khi giao cho chúng nhiệm vụ truy lùng theo dấu vết).
Các thí nghiệm của L.V.Krusinxki và D.A.Phlessa đã chứng minh rằng, nếu sử dụng fenamin, brom và culein với liều lượng nhất định thì cũng sẽ làm tăng khả năng nhậy cảm khứu giác của chó.
Một biện pháp đáng tin cậy nhất để tăng độ nhậy cảm của khứu giác của chó là việc tập luyện một cách có hệ thốgn đối với cơ quan phân tích khứu giác của chó ngay từ khi chúng vừa mới ra đời. Việc truy lùng thủ phạm theo dấu vết có mùi, việc lục soát nhà cửa và một vài nơi của địa phương nào đó, việc chọn người theo mùi đã được giao và một số nhiệm vụ khác, chó chỉ có thể làm tốt nếu được huấn luyện khứu giác tốt. Khi tập luyện về mùi một cách có hệ thống thì sẽ trở thành các kích thích có điều kiện (tín hiệu) của sự phản ứng truy lùng và chọn lọc. Hưng phấn của cơ quan phân tích khứu giác sẽ gây ra ở chó nhiều phản xạ – đó là sự vận động của các loa tai, mắt hướng về vật có mùi, 2 lỗ mũi phập phồng, huyết áp thay đổi, tần số mạnh cũng thay đổi … Điều đó chỉ ra sự liên hệ của khứu giác với rất nhiều chức năng của cơ thể