HỆ THẦN KINH CỦA CHÓ NGHIỆP VỤ MALINOIS (BECGIE BỈ)

HỆ THẦN KINH CỦA CHÓ NGHIỆP VỤ MALINOIS (BECGIE BỈ)

HỆ THẦN KINH CỦA CHÓ NGHIỆP VỤ MALINOIS (BECGIE BỈ)
5 (100%) 1 vote

Người ta nghiên cứu về việc huấn luyện thú vật từ thời cổ đại xa xưa rồi, tuy vậy cơ sở khoa học của nó mới được thiết lập chỉ ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX và sang đầu thế kỷ XX. Việc huấn luyện chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ) , biện pháp của nó hình thành các thói quen theo một trình tự nhất định dựa trên cơ sở của học thuyết Pavlov và các học trò của ông về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp động vật. Hoạt động này làm cho các chức năng cơ thể tồn tại đối với các điều kiện thay đổi liên tục. Phẩm chất của thú vật phụ thuộc  vào điều kiện sống của chúng và các nhu cầu của cơ thể. Hệ thần kinh chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ) được cấu tạo rất phức tạp và sự làm việc của nó hết sức hoàn thiện. Nó điều khiển tất cả các quá trình trong cơ thể, qua nó xẩy ra sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đối với cơ thể. Nào là chỗ lũy các kinh nghiệm của động vật, nơi chứa các cơ quan trung tâm cảm giác, trí nhớ và các quá trình tâm lý học khác.

Tâm lý học và não hoạt động tâm lý chó Malinois có sự liên quan đến não. Chúng có khả năng cảm nhận có nghĩa là bằng hệ thần kinh của mình phản hồi lại các tác động từ thế giới bên ngoài và môi trường bên trong của cơ thể.

Cảm giác có nhiều loại: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, cảm giác thay đổi vị trí cơ thể trong không gian, vận động cơ bắp, bệnh tật, cảm giác cơ thể (đói khát) và nhiều cảm giác khác. Ở chỗ nào không có cảm giác thì ở nơi đó không có biểu hiện tâm lý.

Có thể hệ thống hóa hoạt động tâm lý như sau: do sự kích thích đầu mút của thần kinh cảm giác có nghĩa là các kích thích (tác động) lý học của các tác nhân đến dây thần kinh sinh ra quá trình sinh lý học, đó là sự hưng phấn. Nó đi đến vỏ não và dẫn đến sự phát sinh chỗ này hoặc chỗ khác các cảm giác, đó là quá trình tâm sinh lý. Đấy là quá trình cùng xảy ra sau hoạt động này hoặc hoạt động khác của cơ thể, mà cơ thể được thường xuyên kiểm soát từ vỏ não bộ nhờ mối liên hệ ngược. Không có mối liên hệ ngược này có nghĩa là không có các tín hiệu đến não, có khả năng điều chỉnh các tác động, mà các hoạt động phối hợp một cách hợp lý, không một mảy may có thể thực hiện được. Ví dụ: ở con chó bị đói xuất hiện phản ứng vận động theo hướng tìm kiếm thức ăn, nó được điều chỉnh nhờ các xung động phát từ vỏ não, hoặc là nếu một gai nhọn *** vào chân chó thì chó có cảm giác đau và co rụt thật nhanh chân lại. Ở đây sự liên hệ mật thiết có thể thấy được giữa kích thích bên ngoài (vật nhọn ***) và sự phản ứng cơ bắp thịt (co rụt chân). Từ một việc này đến việc khác xảy ra nhanh như chớp; cũng như vậy, tín hiệu đi đến nhanh như chớp trong sự tác động lý tưởng. Nếu trong một lần co rụt chân không giải thoát nó khỏi kích thích thì sự co rụt chân sẽ thực hiện nhiều lần, sẽ không ngừng lại nếu không đạt mục đích.

Như vậy, sự tác động của các tác nhân kích thích phản ánh quan hệ thần kinh trung ương và xuất hiện hoạt động xác định của cơ thể, đưa đến các kích thích phát sinh từ thần kinh cảm giác đến việc xảy ra vận động trong trường hợp này ở trung tâm đầu não, tâm lý dưới sự kiểm soát và với sự tham gia của các trung tâm đầu não, như thế trong tất cả cử động của thân thể hoạt động cùng một mục đích.

Tâm lý chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ) được phát sinh và phát triển dưới sự liên quan với các điều kiện đa dạng của môi trường xung quanh. Nhờ hoạt động tâm lý trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, động vật thích nghi tốt với sự thay đổi điều kiện của môi trường xung quan. Đây là thời kỳ phát triển tâm lý gọi là thói quen. Các thói quen đó là toàn bộ các phản xạ có điều kiện, được hình thành do cuộc sống riêng lẻ của động vật, tạo thành từ các kinh nghiệm của chúng. Tâm lý được thể hiện ở chó như ở các loài và tâm lý được biểu hiện, nói riêng trong nó một khả năng lớn đối với việc huấn luyện đa dạng và việc sử dụng nghiệp vụ nhiều nhất.

Phản xạ là sự phản ứng theo quy luật của cơ thể để đáp lại sự tác động của các kích thích ở bên ngoài và ở bên trong. Phản xạ được thực hiện nhờ hệ thống thần kinh trung ương. Căn cứ vào sự phân tích rất nhiều nhân tố, các nhà bác học đã chỉ ra rằng: công việc của não có tính chất phản xạ.

Tất cả các động tác phức tạp của hành vi (theo nhiều cơ chế liên tiếp) đều gây ức chế đối với phản xạ. Nhưng I.P.Pavlov đã phân biệt phản xạ riêng như một cơ chế liên hệ giữa cơ thể với môi trường và một cơ chế điều chỉnh sự hoạt động của các cơ quan khác nhau và hành vi của động vật như một sự ảnh hưởng qua lại phức tạp trong vỏ não của rất nhiều phản xạ. Hành vi của động vật là sự thiết lập sự cân bằng với môi trường xung quanh, thích ứng với nó, cho phép duy trì hoạt động sống bình thường. Hành vi của động vật cơ bản xuất hiện ở chúng khi ăn thức ăn, khi bảo vệ khỏi các tác động nguy hại và khi sinh sôi nảy nở.

Phản xạ là đa dạng cơ bản sự hoạt động của hệ thần kinh và sự liên hệ của cơ thể với môi trường xung quanh, phản xạ luôn được gây ra do các nguyên nhân nhất định.

Tùy theo đặc điểm sinh lý học và vai trò sinh hoạt của các phản xạ não, I.P.Pavlop chia thành phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện. Trong sự thốn nhất của các phản xạ có điều kiện và không điều kiện đạt được, người ta xác định hành vi của động vật, như vậy phản xạ có điều kiện sinh ra và thi hành chức năng trên cơ sở các phản xạ không có điều kiện, còn các phản xạ không điều kiện phức tạp được thực hiện khi có sự tham gia thường xuyên của vỏ não. Con người khi tác động vào cơ thể của chó bằng các kích thích nhất định, thay đổi hành vi của chúng theo hướng cần thiết và tập cho chúng quen như thế đối với các nghiệp vụ nhất định.

Hoạt động thần kinh cao cấp của chó: học thuyết nổi tiếng của I.P.Pavlov về hoạt động thần kinh cao cấp là nền tảng cho sự huấn luyện chó nghiệp vụ. Căn cứ vào học thuyết đó thì tất cả các phần của hệ thần kinh tương ứng kể cả phần cao nhất của nó là bán cầu đại não làm việc theo nguyên lý phản xạ, có nghĩa là: một hoạt động thần kinh bất kỳ đều là các phản xạ, được kích thích bởi chấn động bên ngoài, nhờ chấn động đó mà tác nhân kích thích bất kỳ được nhận biết, tác động từ môi trường bên ngoài hoặc từ bên trong cơ thể nhưng hiện có ngoài hệ thần kinh và đầu mút của nó.

I.P.Pavlov đã nghiên cứu cơ thể có sự quan tâm đến mối liên hệ của nó với môi trường xung quanh, môi trường được hiểu là toàn bộ các kích thích, mà các kích thích cho cơ thể sinh vật có thể là có lợi, có hại hoặc không gây tác dụng gì cả. Cơ thể phản ứng lại các tác động của các kích thích này. Phản ứng trả lại đúng đắn đảm bảo cho sự tương quan bình thường của cơ thể đối với môi trường xung quanh. Sự rối loạn mối tương quan này biểu hiện ở hình thức bình thường đối với các kích thích dẫn đến sự mắc bệnh tật hoặc là làm chết động vật.

Công việc của hệ thần kinh để đảm bảo sự liên hệ cơ thể với môi trường bên ngoài gọi là hoạt động thần kinh cao cấp. Nó được thực hiện dưới hình thức các phản xạ có điều kiện có nghĩa là sự liên hệ tạm thời của cơ thể với môi trường. Nó tạo ra các phản xạ có điều kiện là vỏ bán cầu đại não. Nếu ở con chó cắt bỏ vỏ não, tất nhiên sẽ thay đổi hành vi của nó, nó trở nên hoàn toàn không có khả năng sống. Như vậy, khi cắt bỏ vỏ não của chó, sẽ nhận được một điều là chó sẽ mất các phản xạ có điều kiện đã có được và không có khả năng tạo được các phản xạ có điều kiện mới nữa. Nhưng các phản xạ bản năng, phản xạ không có điều kiện ở chó được bảo toàn, bởi vì chúng được thực hiện bởi những phần của hệ thần kinh trung ương, bố trí phía dưới của vỏ não. Các phản xạ không điều kiện đảm bảo sự diễn biến trong một mức độ của các quá trình sống là sự hô hấp, sự làm việc của tim, chuyển hóa thức ăn, trao đổi chất và nhiều việc khác. Nhưng vỏ đại não điều chỉnh tất cả các quá trình trong cơ thể và làm cho nó có mối liên hệ với môi trường tại nơi đang sống. Các phản xạ không điều kiện, đây là các hoạt động thần kinh bậc thấp.

Các phản xạ có điều kiện thuộc  về cơ sở của tâm lý động vật, các phản xạ không điều kiện thuộc  về cơ sở các biểu hiện bản năng của hành vi. Nhưng cần phải xem xét chúng trong một thể thống nhất và liên quan lẫn nhau, chúng hoạt động như một hệ thống có mục đích thống nhất, như tất cả các phản ứng của cơ thể và chúng (các phản xạ) xác định hành vi toàn bộ của động vật. Các phản xạ có điều kiện sinh ra trên cơ sở các phản xạ không điều kiện, còn các phản xạ không điều kiện phức tạp nhất được thực hiện khi có sự tham gia thường xuyên của vỏ não. Sự cân bằng thường xuyên được duy trì giữa sự hoạt động của vỏ não và phần dưới vỏ não.

Trên cơ sở của những hiểu biết có tính quy luật của hoạt động thần kinh cao cấp ở chó, người ta tạo ra những tập hợp khác nhau của các phản xạ có điều kiện, cần thiết để điều khiển hành vi của chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ) và sử dụng chúng vào công việc nghiệp vụ

Bình Luận