CÁCH DÙNG HIỂU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP CỦA CHÓ NGHIỆP VỤ MALINOIS (BECGIE BỈ)

CÁCH DÙNG HIỂU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP CỦA CHÓ NGHIỆP VỤ MALINOIS (BECGIE BỈ)

CÁCH DÙNG HIỂU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP CỦA CHÓ NGHIỆP VỤ MALINOIS (BECGIE BỈ)
đánh giá bài viết

Ở một số con chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ), phản xạ hình thành nhanh sau vài lần lặp lại các kích thích có điều kiện và không có điều kiện, còn ở một số con chó khác thì phản xạ hình thành chậm, mặc dù các kích thích có điều kiện và không có điều kiện lặp đi lặp lại vài chục lần phối hợp thậm chí hàng trăm lần phối hợp.

Cùng với điều đó ở một số con chó, các phản xạ hình thành rất bền vững, nhưng ở một số con chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ) khác thì các phản xạ lại rất dễ bị phá vỡ, và cũng như vậy cấp độ thể hiện quá trình ức chế và khả năng biệt hoá ở mỗi con chó cũng khác nhau.

Khi nghiên cứu những hiện tượng này, I.P.Páplốp xây dựng học thuyết về các dạng hoạt động thần kinh cao cấp. Ông xác định 3 tính chất cơ bản của các quá trình hưng phấn và ức chế là: cường độ, tính cân bằng và tính linh hoạt của chúng.

Tập hợp khác biệt của các tính chất này định ra các dạng hoạt động thần kinh cao cấp khác nhau. I.P.Paplốp xác định 4 thứ dạng hoạt động thần kinh cao cấp chủ yếu.:

  1. Dạng hưng phấn (dễ xúc động) – dạng mãnh liệt, dạng công kích. Dạng này có đặc điểm là quá trình hưng phấn rất mạnh mẽ và trội hẳn lên sự ức chế. Các quá trình thần kinh ít linh hoạt. Những con chó thuộc dạng hoạt động thần kinh cap cấp này là những con chó có nghị lực tốt và định hướng nhanh.

Khi căng thẳng quá mức quá trình ức chế của dạng hưng phấn, thì ở chỗ tương đối dễ phát bệnh của hệ thần kinh – đó là bệnh rối loạn thần kinh chức năng. Sự “gàn đoạn” hoạt động thần kinh diễn ra về phía hưng phấn, động vật trở nên bị kích động.

  1. Dạng linh hoạt (thể tạng ứ máu, nhiều máu). Các quá trình thần kinh mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt.

Chó phản ứng lại môi trường xung quanh một cách bình tĩnh, dễ gần. Các phản xạ có điều kiện dương tính cũng như ức chế được hình thành nhanh và tìm lại bền vững. Sự phân biệt mùi tốt. Những con chó thuộc  dạng hoạt động thần kinh cao cấp này rất dễ huấn luyện.

  1. Dạng thụ động (thản nhiên, lãnh đạm). Các quá trình thần kinh mạnh mẽ, cân bằng, nhưng ít linh hoạt. Những con chó thuộc dạng này định hướng nhanh, phản ứng bình tĩnh, bề ngoài ít linh hoạt, đôi khi uể oải. Các phản xạ có điều kiện dương tính và ức chế hình thành chậm, nhưng tồn tại bền vững. Sự phân tích các kích thích diễn ra từ từ nhưng lại thể hiện chính xác.

Đa dạng hoạt động thần kinh cao cấp nêu ở trên là 3 dạng hoạt động thần kinh mạnh mẽ. Những con chó có các dạng này là những con chó có sức chịu đựng của hệ thần kinh cao và có khả năng làm việc tốt.

  1. Dạng ức chế yếu (đa sầu). Các quá trình thần kinh yếu, đặc biệt là quá trình hưng phấn (các quá trình không cân bằng). Các phản xạ có điều kiện hình thành rất khó khăn và không bền vững, bởi vì chúng bị ức chế bởi mọi sự ảnh hưởng bên ngoài. Phản ứng định hướng thể hiện tốt và tồn tại lâu, do vậy mà ức chế bên ngoài rất dễ xảy ra. Những con chó thuộc dạng này thường rất hèn nhát, nhưng sự hèn nhát cũng có thể là do việc giáo dục chó con chưa đúng đắn và do có những con chó thuộc dạng hoạt động thần kinh cao cấp bất kỳ. Những con chó thuộc dạng ức chế biến dạng mạnh mẽ, có thể đưa vào tập luyện được và chúng có thể được sử dụng để làm nghiệp vụ.

Những con chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ) có dạng hoạt động thần kinh cao cấp yếu rõ rệt thì không thể sử dụng để tập luyện được. Ở những con chó này, sự hoạt động thần kinh cao cấp dễ bị phá hoại (dễ mắc bệnh rối loạn thần kinh chức năng).

I.P.Páplốp đã chỉ ra rằng: ngoài 4 dạng hoạt động thần kinh chủ yếu còn có các dạng trung gian theo đặc điểm của tính chất của các quá trình thần kinh và các dạng trung gian này xen giữa các dạng chủ yếu.

Hành vi bên ngoài của chó không luôn luôn tương ứng với mỗi dạng hoạt động thần kinh cao cấp nhất định và cũng có thể còn không trùng với 1 dạng nào của hệ thống thần kinh.

Để hiểu thấu những đặc điểm này, mỗi người dạy thú (huấn luyện viên) phải theo dõi cẩn thận từng đặc điểm của hoạt động phản xạ có điều kiện ở con chó Malinois của mình và những đặc điểm nào cần phải chú ý thì phải ghi vào sổ tập luyện. Căn cứ vào các dạng đặc điểm hoạt động thần kinh cao cấp, người ta xây dựng một luận điểm riêng trong việc tập luyện chó. Bởi vì thực tế cho thấy rằng, ở trong các điều kiện bình thường, động vật không thể biểu hiện một cách đầy đủ các đặc tính logic điển hình của các quá trình thần kinh, khi chọn lọc chó để huấn luyện cần phải tính đến phản ứng trội nhất và xác định dạng hành vi bên ngoài của chó một cách toàn diện. Nói chung, có thể chia ra làm 4 dạng hành vì bên ngoài cơ bản của chó như sau: dạng hưng phấn vừa phải (có chừng mực); dạng ít linh hoạt, điềm tĩnh; dạng hưng phấn; dạng nhát thụ động.

  1. Sự rối loạn hoạt động phản xạ có điều kiện ở chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ) khi tập luyện chúng (chứng rối loạn thần kinh chức năng). Những trường hợp rối loạn hoạt động phản xạ có điều kiện khác nhau ở những con chó đang được tập luyện không phải là ít. Điều này thể hiện dưới hình thức chó hoặc dần dần, hoặc nhanh chóng trở nên uể oải, trạng thái khó chịu, sợ hãi chủ hoặc sợ các kích thích khác, hoặc quá trình hưng phấn, chạy lăng nhăng, chạy hỗ loạn, chó rên ư ử, chó kêu ăng ẳng … chó không làm việc chính xác theo tín hiệu của huấn luyện viên hoặc không thể làm việc được. Khả năng phân biệt mùi để tìm vật và khả năng phân biệt mùi theo dấu vết bị ức chế. Chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ) luôn luôn bị mất mùi phải tìm hoặc thậm chí phản ứng tìm kiếm hoàn toàn bị rối loạn. Chó thường không trả lời các kích thích có điều kiện.

Những nguyên nhân gây ra hành vi như vậy ở chó là do: đối xử với chó nghiệp vụ Malinois (Becgie Bỉ) thô bạo, tác động lên chó những kích thích quá mạnh, đặc biệt là những kích thích để tập luyện chó chọn mùi và tìm dấu vết; sử dụng hình thức hung bạo đối với những con hưng phấn; bắt chó vượt qua các chướng ngại vật không vừa sức đối với chó; muốn chó hình thành các kỹ năng giam chân người chạy trốn một cách nhanh chóng nhưng lại ít khi chuyển đổi chó từ trạng thái hưng phấn sang trại thái yên tĩnh mà lại kích thích đau đớn mạnh mẽ lên chó; áp dụng liên tiếp các khẩu lệnh đối lập; áp dụng không khéo các kích thích thuộc về diện khi hình thành ở chó các kỹ năng không nhặt thức ăn trông thấy ở đất … rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đế sư căng thẳng quá mức của các quá trình thần kinh hưng phấn, ức chế hoặc linh hoạt.

Trong sự hoạt động của các tế bào thần kinh có thể xuất hiện từng sự rối loạn riêng biệt trong số các sự rối loạn kể trên hoặc ngay lập tức có thể xảy ra một vài sự rối loạn.

Các hình tyhức biểu hiện chứng rối loạn thần kinh chức năng rất đa dạng và chúng phụ thuộc vào điều: quá trình thần kinh nào chịu sự căng thẳng quá mức và những nhóm phản xạ nào bị rối loạn, bị phá vỡ (các phản xạ tự vệ, các phản xạ thuộc về ăn uống …). Tuy nhiên, tất cả các sự rối loạn đều có những đặc điểm chung. Các chứng rối loạn thần kinh chức năng phát triển mãn tính và các sự rối loạn hoạt động thần kinh cao cấp thể hiện rất bền vững. Khi ở chó xuất hiện các chứng rối loạn thần kinh chức năng thì hành vi của chó không tương ứng với những điều kiện tác động lên chúng. Các phản xạ bị sai lệch và lộn xộn.

Để xác định chứng rối loạn thần kinh cần phải chấm dứt ngay việc tập luyện cho chó nghỉ ngơi vài ngày, còn đối với những trường hợp nặng thì phải cho chó nghỉ ngơi vài tuần hoặc vài tháng.

Đề phòng các chứng rối loạn thần kinh chức năng trong khi tập luyện cho chó thì phải cho chó tập luyện theo một hệ thống tập luyện nhất định, chấp hành liên tục và phương pháp hình thành từng kỹ năng, đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tập luyện ở từng giờ tập luyện. Cần phải chấp hành luận điểm riêng trong việc tập luyện chó và các nguyên tắc áp dụng những kích thích khác nhau

Bình Luận